Page 8 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
P. 8

Giàn đụng cao khoảng 3-5 mét, chiều rộng khoảng 5 mét và chiều dài khoảng 10 mét

               được xây dựng ở hai bên sân đình.

                       Vào ngày lễ Cổ Đụng thì các giàn đụng được trang trí cờ, hoa và các Đại Hỏa Sơn.

               Gồm có nhiều tấm vải đủ màu sắc nối các đỉnh đại hỏa sơn xuống các chậu nước đặt bên
               dưới giàn đụng. Bên trong chậu nước có những bông hoa cúc vàng, và được thắp nến

               trong quá trình làm lễ. Việc treo mảnh vải và đặt chậu nước mang ý nghĩa hết sức nhân

               văn với mong muốn các vong hồn được tấm rửa sạch sẽ trước khi hưởng hương quả của

               bá tánh.

                       Trên các giàn đụng đặt khoảng 14 đến 15 cái Đại Hỏa Sơn. Từ đỉnh các Cổ Đụng
               có nhiều mảnh vải được kéo từ trên cao xuống các chậu nước và thắp nến nhằm mục đích

               để các “cô hồn” tắm rửa sạch sẽ trước khi lên giàn Đụng. Các vị sư quỳ đọc “điệp cấp”,

               để cầu xin Diêm Vương cho rước các linh hồn về hưởng hương quả. Sau khi đọc kinh

               xong, những đèn lồng được thả lên trời, ý nghĩa của việc phóng đăng này là “kiệu” các

               linh hồn bơ vơ không nơi hương quả về hưởng thực.


                       Đến khoảng 4 giờ chiều, tiến hành lễ động đàn, tức là lập đàn chẩn tế. Trong thời
               gian này, những người trong ban tổ chức lễ Cổ Đụng được phân công lên giữ các Cổ

               Đụng và đốt giấy tiền vàng bạc. Sau đó, kết thúc nghi lễ.


                       Phần được nhiều người mong đợi nhất trong lễ này là nghi thức đón Cổ Đụng.

               Suốt thời gian diễn ra lễ, người dân trên đảo tập trung đông để cùng nguyện hương, xin

               lộc và cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi. Khi kết thúc phần lễ, những cái Đụng

               được xô xuống để mọi người cùng hưởng, thể hiện sự chia sẻ giữa người sống và người
               chết; giữa người giàu và người nghèo. Người tham gia cũng tranh nhau “chiếc lưỡi dài”

               của Tiêu Diện Đại Sĩ, vì cho rằng nó trừ được tà ma. Các chủ ghe cố giữ cho được “lá

               cờ” treo trên đỉnh các Đại Hỏa Sơn để về treo trước mũi ghe nhằm cầu mong sự may nắm

               cho cả năm.


                       Lễ Cổ Đụng nằm trong đời sống tâm linh của người dân trên đảo, bởi quan điểm

               “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã ăn sâu trong suy nghĩ của người dân đi biển với
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13