Page 7 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
P. 7

Khoảng 3 giờ chiều ngày Rằm tháng 7, các vị sư được mời từ chùa Sùng Hưng

               sang đình thần Dương Đông để thực hiện lễ Nghinh Thần hay còn gọi là “Bạch Phật

               thỉnh Thánh”; tức là lễ thỉnh mời các vị thần, các bậc tiền hiền về chứng kiến và hưởng lễ

               do bá tánh cúng. Một nét đặc trưng để nhận diện ra lễ Cổ Đụng là hình nộm Tiêu Diện
               Đại Sĩ, mà theo quan điểm của cư dân Phú Quốc, đây là thần coi sóc “cô hồn, dạ quỷ” ở

               địa ngục.


                       Lễ vật trong ngày cúng đầu tiên chỉ có bánh, hoa quả và trà rượu. Khoảng 6 giờ

               chiều, các sư thầy tiếp tục tụng kinh Vu Lan tại chùa Sùng Hưng, ngày đầu tiên coi như

               kết thúc. Sau đó sẽ phát gạo, vì theo thông lệ, lễ này mang 2 ý nghĩa là âm dương lưỡng

               lợi, nên người sống và người chết cũng đều được hưởng.


                       Đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, nghi lễ được bắt đầu vào giờ ngọ tại đình Thần
               Dương Đông, gồm các nghi thức cúng ngọ, phóng đăng, đăng đàn, chánh tế.


                       Cúng Ngọ diễn ra trong khoảng một giờ (từ 10-11giờ). Đây là lễ cúng, tụng kinh

               dành cho Âm linh/Cô Bác. Bàn án được đặt bên ngoài sân đình với các lễ vật như hoa

               quả, bánh trái và đồ vàng mã. Trên bàn án có bài vị cúng thần, gồm thổ Địa, Thành

               Hoàng, Tiêu Diện Đại Sĩ và Cô hồn. Kết thúc cho lễ cúng Ngọ là lễ thí thực, tức là chia

               phần thức cho Cô Bác một nửa, thảy gạo muối ra sân và đốt giấy vàng mã. Trong thời
               gian này, người dân trên đảo có thể vào đình để thắp hương bái lạy.


                       Đến khoảng 3giờ chiều tiến hành lễ phóng đăng tại đình Dương Đông. Những

               lồng đèn (giống đèn kéo quân) được bày ra giữa sân đình, bên trong có đốt những cây đèn

               cầy để rước Cô/bác về chứng giám lòng thành của cư dân trên đảo và xin phù hộ bình an.


                       Lễ này diễn ra tại các giàn đụng được dựng ở đình Dương Đông. Ở Phú Quốc, chỉ

               có đình thần Dương Đông là nơi duy nhất trên đảo có xây dựng giàn đụng và cũng là nơi

               diễn ra nghi lễ Cổ Đụng duy nhất trên đảo. Các giàn đụng thực ra là một ngôi nhà có mái

               được lợp bằng tôn, được chống đỡ bằng những trụ xi măng thật chắc chắn, bốn bên để
               trống không xây dựng tường để thuận tiện cho việc di chuyển mỗi khi có lễ hội diễn ra.
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12