Page 6 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
P. 6

Tại các làng chài ở Phú Quốc, người dân thờ cúng âm linh theo triết lý truyền

               thống của người Việt. Đó là những vong hồn từ những cái chết “bất đắc kỳ tử”, như ngư

               dân và những người bạn thuyền đã bỏ mình trên biển cả, các chiến sĩ tử trận trong các

               cuộc chiến tranh, những người chết bờ, chết bụi… Những dạng này đều được quy chung
               là âm linh và được gọi một cách tôn kính là Cô Bác. Việc thờ tự những âm linh này tương

               đối đơn giản. Chỉ một ngôi miếu nhỏ đặt trong khuôn viên của lăng, dinh, hoặc đình; hay

               đặt cạnh cửa biển, cửa sông hoặc một góc nhỏ trên ghe, thuyền.

                       Việc thờ cúng Âm linh/Cô Bác của cư dân Phú Quốc thể hiện ở hai cấp độ: gia

               đình và làng chài, với nhiều nghi lễ khá phức tạp. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng
               tôi chỉ đề cập đến nghi lễ, cúng kiếng Âm linh/Cô bác liên quan đến biển và mang tính

               cộng đồng thông qua lễ Xô Đụng tại Sùng Hưng Cổ Tự, ở thị trấn Dương Đông, Phú

               Quốc. Đây là lễ cúng dành cho những âm linh có quyền năng chi phối đáng kể đến đời

               sống tâm linh con người và nghề biển.

                     Lễ Cổ Đụng diễn ra tại chùa Sùng Hưng vào dịp Rằm tháng 7 (gồm 2 ngày: Rằm và
               16 tháng 7). Đây là lễ lớn nhất, thu hút hầu hết cư dân đang sống và làm việc trên đảo đến

               tham dự.


                       Theo giải thích của các vị sư trong chùa Sùng Hưng, mục đích chính của lễ Cổ

               Đụng là kỷ niệm ngày vía của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đây là lễ nhằm xưng tụng công

               đức xả thân cứu độ vong hồn của Đức Địa Tạng, và cũng cầu mong Đức Địa Tạng cứu

               vớt linh hồn cho các chiến sĩ trận vọng, đồng bào chết khô, chết nạn, chết cạn và chết bất
               thường... được siêu thoát, không còn “vất vơ, vất vưởng” trên thế gian để khỏi “quấy

               phá” người dân.


                       Trước ngày lễ, người dân mang đồ đến ủng hộ chùa để thực hiện phát chẩn cho

               người nghèo, tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi cá nhân đóng góp nhiều hay ít. Các chủ

               ghe, thuyền thì chuẩn bị bánh, hoa quả để đôm “Đại Hỏa Sơn” mà dân gian gọi là Cổ

               Đụng (đường kính khoảng 2,5m, cao 2,8m). Các gia đình khác trên đảo mang hoa quả,
               hương đến chùa nhờ cúng và thắp hương cúng bái để cầu mong bình yên cho gia đình và

               xóm làng.
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11