Page 5 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
P. 5

của con người. Có khi những âm hồn này còn được gọi là cô hồn (loại âm linh cô độc,

               không nơi nương tựa). Theo quan điểm của Phật giáo, cô hồn gồm có “tứ sanh và lục

                    3
               đạo” thường gọi là “thập loại cô hồn”. Tại Phú Quốc, vì có sự tôn trọng nên người dân
               gọi là Âm linh – Cô bác và họ thờ cúng loại hình này để cầu mong sự che chở, phù hộ và
               tránh sự trừng phạt.

                       Việc thờ cúng âm linh không chỉ có ở người dân Phú Quốc, mà đây là loại hình tín

               ngưỡng có từ lâu đời của người Việt.

                                   Theo Nguyễn Đăng Vũ thì từ đời Lê Thánh Tôn đã thật sự quan tâm

                            việc tế lễ âm hồn, cô hồn. Cho đến các vị vua Gia Long đến Tự Đức đều liên
                            tiếp ra các chỉ dụ cho quan dân ở các địa phương trong cả nước chú trọng

                            đến tục cúng này… Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà vua cũng đã chuẩn

                            định cho các địa phương lập đàn tế lễ âm hôn và đặt bài vị “ vô tự quỷ

                            thần” với lễ phẩm ba con dê, ba con lợn, hai phương gạo nếp làm xôi, ba

                            phương gạo cơm cháo và các quan địa phương khâm mạng thực hành nghi lễ
                            tế âm hồn tại địa phương mình hằng năm vào mồng ba tháng quý xuân

                            (tháng ba) và quý đông (tháng 12). Sang Minh Mạng nhà vua liên tiếp ban ra

                            nhiều chỉ dụ lập đàn tế các mộ bỏ hoang, các âm hồn, cô hồn, người đã vì

                            nước hy sinh…Vào thời Thiệu Trị, năm Thiệu trị thứ tư, thứ năm (1844,

                            1845), nhà vua cũng ban các dụ tiếp tục củng cố tục tế âm hồn, nhưng phải
                            lập thêm các đàn tế, “rà soát” tại những trường hợp “ nhân dân chết ở sa

                            trườn”, chiến đoạn, bị thiên tai, bệnh tật và ban phát nhiều phẩm vật, lễ vật

                            như trâu, bò, cháo cơm, áo mũ, tiền giấy, vơi quan niệm hết sức thoáng đạt,

                            mà không phải bó hẹp như lễ tế thường, cốt cho khí dương hòa lan khắp, khí

                            âm uất tiêu tan, để cùng đến chỗ yên vui, cùng hưởng khúc thanh bình, đò
                            biển thực sự chú ý sâu sắc, tuần đinh thương nhớ không nguôi đối với những

                            người trong cõi u minh..



                Tứ sánh là bốn loài: Loài đẻ trứng/ khai sanh, loài đẻ thai/ noãn sanh, loài thủy tộc máu lạnh/ thấp sanh, loài
               3
               chuyển hóa (như tằm nhộng)/hóa sanh;
               Lục đạo là công hầu khanh tướng, quan quả cô độc, loài đẻ thai, loài đẻ trứng, loài máu lạnh và loài chuyển hóa.
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10