Page 4 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
P. 4

dựng và phát triển đất nước. Việc sử dụng được nhân tố quý giá đó trong nổ lực phát triển
               của mỗi vùng đất hiện nay, ấy mới là một sự phát triển bền vững, lâu dài.

                     Trước hết cần phải nhìn nhận di sản văn hóa là một trong những yếu tố làm nên cái
               thần, cái hồn của vùng đất. Có thể có nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Phú

               Quốc vì vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, nhưng cũng có không ít
               người đến với Phú Quốc bởi đây vùng biển đảo đặc trưng với những tài nguyên thiên
               nhiên và nhân văn như: bãi Sao, rừng nguyên sinh bắc đảo với các vườn tiêu, làng chài

               Hàm Ninh, các nhà thùng sản xuất nước mắm, đặc biệt là Dinh Cậu biểu tượng văn hoá
               và tín ngưỡng của đảo Phú Quốc, đây là nơi cầu may, an lành đồng thời là nơi ngư dân
               địa phương gởi gắm niềm tin cho một chuyến ra khơi đánh bắt đầy ắp cá tôm mỗi khi trở
               về. Tất cả đã làm nên một vùng đất không chỉ đẹp, thơ mộng mà còn đi vào lòng người
               bởi những nét đẹp văn hóa – lịch sử hội tụ của những con người nơi đây.


                     Di sản văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang
               bản sắc đặc trưng của mỗi địa phương. Bản sắc văn hóa của vùng đất ấy sẽ cuốn hút du
               khách đến trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu để làm giàu cho hành trang tri thức của mình.

                     Di sản văn hóa và phát triển du lịch có mối quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ: di sản
               văn hóa là nguồn vốn, là cơ sở để du lịch khai thác làm giàu; còn du lịch, đến lượt mình,

               sẽ có tác dụng quảng bá, tôn lên các giá trị văn hóa của di sản, góp phần giữ gìn và phát
               huy di sản.

                     Di sản văn hóa là linh hồn của các điểm đến du lịch, là yếu tố quan trọng để cấu
               thành sản phẩm du lịch của điểm đến làm tăng lên nhiều lần giá trị của khu vực. Ngược
               lại, nếu không có du lịch khai thác, quảng bá, biến thành những sản phẩm đốc đáo để thu
               hút du khách thì di sản văn hóa sẽ thiếu đi sức sống, không có cơ hội phát lộ những giá trị

               đích thực của nó. Vì vậy, sự phát triển của du lịch không thể tách rời với di sản văn hóa
               và du lịch văn hóa chính là cầu nối để di sản đó đến gần hơn với du khách thập phương.

                     2.2. Sơ nét về lễ hội Cổ Đụng


                       Lễ hội Cổ Đụng hay còn gọi là Xô Đụng xuất phát từ tín ngưỡng thờ Âm linh- Cô

                   2
               Bác là những âm hồn từ cái chết không bình thường, có khả năng chi phối đến đời sống


               2  Âm hồn có khi còn gọi là âm linh là những khái niệm dùng để chỉ linh hồn những người đã chết nói chung. Nhưng
               ở một phạm vi nhất định, trong tâm thức dân gian, âm hồn và âm linh đôi khi chỉ được hiểu là linh hồn của những
               người chết bất đắc kỳ tử, của những người chết không nơi thờ tự, những người chết vì chiến tranh, thiên tai, dịch
               bệnh, chết yểu, chết trẻ…Với cách hiểu trong trường hợp này thì âm hồn, âm hồn hay âm linh gần nghĩa với cô hồn,
               tức những linh hồn cô đơn vất vưởng, không nơi hương khói, và gần nghĩa với cách gọi phổ biến, mang ý nghĩa kính
               trọng là các cô bác, hay các cô, các bác).
   1   2   3   4   5   6   7   8   9