Page 12 - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
P. 12

Dinh Cậu trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân xứ đảo Phú Quốc.

                       Lễ hội còn là nơi giữ gìn và nuôi dưỡng một số bộ môn nghệ thuật diễn xướng dân
               gian, giữ gìn nghi thức lễ tết truyền thống sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản
               sắc văn hóa dân tộc. Còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn,

               uống nước nhớ nguồn.

                       Thiết nghĩ, việc bảo tồn và phát huy lễ hội Dinh Cậu cần nâng tầm lên cấp Quốc
               gia, bởi Dinh Cậu không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân huyện
               đảo mà còn là một thắng cảnh, một điểm đến thu hút du khách đến đây. Đặc biệt, khi ta
               nhắc đến “đảo ngọc” Phú Quốc là người ta nhắc đến Dinh Cậu, đó là biểu tượng, là sự

               huyền bí thông qua các câu chuyện để thu hút khách thập phương đến với nơi đây.

                     Vừa qua, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với các cơ quan
               liên quan tổ chức xây dựng hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đệ trình Unesco
               xét đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại giai đoạn
               2012-2016. Nếu được công nhận, đó sẽ là bệ phóng góp phần hình thành nên những sản

               phẩm đặc trưng của vùng biển đảo Phú Quốc nói riêng và ĐBSCL nói chung sẽ không
               còn là “đơn điệu, trùng lắp, kém hấp dẫn” mỗi khi du khách đến với “vùng đất Chín
               Rồng”, mà nó còn góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc tộc ta ở vùng

               biển và hải đảo của Tổ quốc.
                                                TÀI LIỆU THAM KHẢO

                       * Tiếng Việt

                   1. Cục Thống kê huyện đảo Phú Quốc, năm 2012

                   2. Hồ Tiến Dũng (2008), Tiềm năng phát triển du lịch Phú Quốc, Tạp chí phát triển

                       kinh tế, Số tháng 8/2008.
                   3. Trương Minh Đạt (2008), Nghiên Cứu Hà Tiên, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.
                   4. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định Thành Thông Chí, NNxb Giáo Dục.
                   5. Lê Như Hoa (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Hà Nội: Nxb

                       Văn hoá Thông tin.
                   6. Huỳnh Phước Huệ (1998), Tiềm năng Phú quốc xưa và nay, Tp. Hồ Chí Minh:
                       Nxb Thanh Niên.
                   7. Trương Thanh Hùng (2008) Văn hóa dân gian đảo Phú Quốc, Tp. Hồ Chí Minh:

                       Nxb Phương Đông.

                   8. Đinh Văn Hạnh, Phan An (2004) Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu,
                       Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.
   7   8   9   10   11   12   13